Chủ nghĩa lãng mạn trong văn chương Chủ_nghĩa_lãng_mạn

Sự hình thành và phát triển của văn học lãng mạn Pháp trong thế kỷ 19 có thể được diễn trình như sau:

Xã hội Pháp trước Cách mạng Pháp phân hoá làm 3 đẳng cấp (tu sĩ, quý tộc, bình dân) đã tạo nên sự bất bình đẳng sâu sắc, bất hợp lý về cơ cấu kinh tế, xã hội, văn hoá tinh thần, tư pháp, chính trị, giáo dục.

Triều đình Louis XVI của Pháp sống xa xỉ và phung phí đã dẫn đến khủng hoảng tài chính rồi khủng hoảng chính trị.

Cuộc Cách mạng Pháp với khẩu hiệu "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" là mơ ước của nhân dân Pháp, nhưng họ đã hoàn toàn tan vỡ khi họ phải chứng kiến một thời kỳ dài đầy biến động liên tiếp: Quốc ước hội nghị (1792-1795) thành lập Đệ nhất cộng hoà, Chấp chánh hội nghị (1795-1799), Chế độ Tổng tài (1799-1804), sự kiện 1793 (phái Jacobin cực đoan nắm quyền với chính sách tàn sát đẫm máu).

Năm 1804 Napoléon Bonaparte làm cuộc chính biến thành lập Đế chế thứ nhất và lên ngôi hoàng đế. Đế chế thứ nhất kéo dài 10 năm (1804-1814) với những sự kiện đáng chú ý: sự ra đời của bộ dân luật (code civil), chiến thắng Austerlitz năm 1805..., đây là những niềm tự hào của Đế chế.

Sự tan vỡ của huyền thoại Napoléon về khát vọng anh hùng, khát vọng chiến thắng được phản ánh trong nhiều tác phẩm lãng mạn và hiện thực đương thời như: Chiến tranh và Hoà bình, Tội ác và trừng phạt...

Sự tái lập chế độ phong kiến với triều đình nhà Bourbons từ năm 1815 đến 1830, rồi đến chế độ quân chủ tư sản của Louis-Philippe I từ 1830 đến 1848.

Cách mạng Pháp không theo con đường "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" như khẩu hiệu đề ra làm cho nhiều tầng lớp (quý tộc, trí thức, bình dân...) đều thất vọng. Chính những điều trên đã dẫn đến hiện tượng phủ nhận thực tại sau cách mạng thể hiện qua nhiều thái độ khác nhau. Sự phủ nhận của các tầng lớp nhân dân đối với xã hội mới thiết lập sau Cách mạng Pháp do nhiều nguyên nhân khác nhau: sự thất vọng sâu xa về cơ chế xã hội đã không đáp ứng được khát vọng tự do, dân chủ và hạnh phúc của nhân dân. Từ đó dẫn đến nhiều thái độ khác nhau trước thực tế xã hội và trong sáng tác văn học, đồng thời đây cũng là tiền đề lịch sử dẫn đến sự ra đời của văn học lãng mạn Pháp.

"Chủ nghĩa lãng mạn là phản ứng đầu tiên đối với Cách mạng Pháp và tư tưởng khai sáng gắn liền với cuộc cách mạng đó." (Karl Marx)

"Chủ nghĩa lãng mạn là sự ghê tởm đối với thực tại và nguyện vọng muốn thoát ra khỏi thực tại đó." (Emile Faguet)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ_nghĩa_lãng_mạn http://www.arthistoryarchive.com/arthistory/romant... http://etext.lib.virginia.edu/cgi-local/DHI/dhi.cg... http://etext.lib.virginia.edu/cgi-local/DHI/dhi.cg... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://id.loc.gov/authorities/subjects/sh85115078 http://d-nb.info/gnd/4050491-8 http://id.ndl.go.jp/auth/ndlna/00569675 http://www.all-art.org/photography/HH-%20Talbot%20... http://vienvanhoc.vass.gov.vn/UserControls/News/pF... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Romant...